trang chuLời mở đầu:
Một cốt truyện hay dựa trên
những gì có thật, những mảnh
vỡ ẩn sâu trong tâm hồn một
người con gái, một bức thư nhở
vả, một số phận long đong. Đã đủ
để làm nên một tác phẩm chưa?
Câu trả lời là có thể? Nhưng có
thể với một nhà văn chứ không
phải có thể với một kẻ nghiệp dư
như tôi, một kẻ vẫn còn lăn lộn
kiếm sống cả ngày tối về chỉ
muốn thư giãn bên những bản
nhạc, bộ phim, một kẻ gần gũi
với những chiếc server, với
những đường dây mạng, những
cốc bia với khách hàng nhiều
hơn là sách và bút. Tôi chỉ có vốn
sống kha khá bởi va chạm với
nhiều tầng lớp khác nhau, từ
những anh cửu vạn bốc xếp, cho
đến những công tử chịu chơi hay
các giám đốc công ty lớn. Nhưng
điều đấy cũng chẳng giúp gì
được tôi để trở thành một cây
viết được.
Tôi đã đắn đo suy nghĩ mãi,
trước khi quyết định viết hay
không và khi đọc đi đọc lại
những trang word ấy tôi thấy
mình nên viết tiếp, viết không
phải vì nghĩ rằng mình có khả
năng mà viết để những người
khác thấy được sự tàn nhẫn của
cuộc đời. Nó không đẹp như
những câu truyện mà các bạn
hay được đọc. Không có hậu,
không có may mắn, không có
phép lạ. Có thể tôi không lột tả
được hết cảm xúc của nhân vật
chính nhưng quả thật nhân vật
chính có những lí do để không
thể viết được và tôi cũng không
thể từ chối một người con gái
như thế. Tôi sẽ bắt đầu viết từ
hôm nay, mong rằng các bạn hãy
để câu chuyện này như một bài
học khác về cuộc sống, tôi sẽ cố
viết để nó đủ sức bay thật xa,
vươn tới đủ các thành phần của
xã hội. Các bạn hãy comm để
động viên, góp y’ vào tác phẩm
này giúp tôi nhé! Tks
P/s: Nhờ bác Ngaodu cho Thread
này lên chú y’ nhé! Cái này là vì
cô gái ấy không phải vì bản thân
tôi! Tks Bác
Câu chuyện bắt đầu ở một làng
chài ven biển, nơi sóng biển
ngày đêm không biết mệt mỏi xô
lên những bờ cát trắng. Biển nuôi
làng chài bằng những tài nguyên
tôm cá vô tận trong lòng, bằng
những hạt muối trắng tinh mặn
chát nhưng biển cũng đôi khi tàn
nhẫn để lại trong bờ những ngôi
mộ tượng trưng mà chẳng có gì
bên dưới bởi những cơn giông tố
bất chợt, bởi những cơn sóng cả
bất ngờ đã lấy đi cả thuyền và
người. Tàn nhẫn là thế nhưng
những người dân chài chẳng bao
giờ oán trách biển, họ vẫn cặm
cụi đan lưới đóng thuyền rồi
bước bàn chân chai sạn bị cứa
ngang dọc bởi những con hà để
lên thuyền ra khơi hy vọng vào
những mẻ lưới bội thu nuôi sống
gia đình. Đã bao đời nay như
thành cái lệ, trai tráng đàn ông sẽ
lên thuyền đánh cá, soi mực, câu
đêm, phụ nữ đan lưới làm muối,
trẻ em thì đứa đan lưới, đứa dậm
bề bề, cào mỏ quạ để kiếm
những bữa canh cho gia đình
hoặc có thể là lên chợ bán kiếm ít
tiền mua quần áo mới. Và vòng
quay dường như luôn định sẵn
cho mỗi mái nhà trên cái làng
chài bé nhỏ này.
Mặt trời đỏ ối đã bắt đầu trồi dần
từ đường chân trời được kẻ bằng
những con sóng biển đang chầm
chậm đổ vào bờ tạo nên những
âm thanh rì rào quen thuộc như
bao buổi sáng khác. Lác đác
những thuyền câu đêm về muộn
đang cập bờ để các chị em phụ
nữ tranh nhau những mẻ cá tôm
tươi rói mang lên chợ bán hy
vọng kiếm lời, phía xa nơi những
mỏm đá, đám trẻ con vạn chài
vừa nô đùa vừa bước thoăn
thoắt trên những phiến đá đầy
hà bám để cào những con mỏ
quạ. Những đứa con trai con gái
vui vẻ cười đùa trong bãi đá, cả
đám đều có chung một bộ dạng
quần áo lấm lem bùn, mái tóc khô
vì nắng và gió biển, làn bánh mật
đặc trưng của dân miền biển.
Chợt có tiếng trẻ con hướng từ
bờ cát phía ngòai những hòn đá
lởm chởm đầy hà vọng vào
- Chị Trinh ơi! Em dậy rồi em dậy
rồi
Một đứa con gái tóc có mái tóc xơ
xác dài ngang vai được buộc tạm
bằng sợi dây thun ngẩng cái trán
đã lấm tấm mồ hôi hướng về nơi
bờ cát nhoẻn hàm răng trắng bóc
cười hớn hở
- Chích chòe hả! Chờ chị tí chị vào
ngay đây!
Rồi Trinh thoăn thoăt bàn chân
trần chai sạn bước lên những
phiến đá đi vào bờ. Thằng bè độ
6 tuổi đen nhẻm trông khá là tinh
nghịch, đôi mắt tròn đen láy như
con gái vừa lấy chân té nước đùa
với sóng vừa vẫy tay với chị
- Nhanh lên chị Trinh ơi không
nước biển lên cao mất
Trinh rảo chân nhanh hơn trên
bãi cát chạy về phía thằng em
trai vừa mắng yêu
- Hư thể! Ai cho dậy sớm thế này!
Thằng bé không đáp lời Trinh nó
lấy ngay chiếc que đã chuẩn bị từ
trước huơ huơ trước mặt
- Em dậy sớm để học mà! Chị dậy
em học đi nào! Em muốn học giỏi
như chị cơ
Trinh bật cười để chiếc rổ đựng
đầy những con mỏ quạ vẫn còn
bám bùn toàn thân xuống rồi kéo
thằng bé lại gần thơm nựng lên
má nó 1 cái:
- Rồi thế bắt đầu học nhé! Hôm
nay Chích chòe của chị phải viết
nhanh hơn và nhiều hơn hôm
qua nhé! Xem biển có thắng
được Chích chòe không nào!
Chích chòe hớn hở “dạ” một
tiếng rồi chạy ra chỗ cát phẳng
phiu nhất đưa chiếc que viết lên
nền cát những chữ của bảng chữ
cái, miệng thì ê a đọc theo những
chữ vừa viết xuống. Cứ mỗi chữ
thằng bé viết xuống và đọc xong
sóng biển lại tiến đến cuốn
những nét chữ nguệch ngọac ấy
vào lòng biển như muốn học
cùng với thằng bé. Cũng có
những chữ Chích chòe chưa kịp
viết xong biển đã ào đến cuốn
lấy khiến nó hậm hực dậm chân
dậm tay rồi lại chạy lên phía trên
một chút để viết tránh cho
những con sóng có thể đến
nhanh hơn.
Trinh tháo chiếc chun buộc tóc
để mái tóc lòa xòa bay trong gió
biển mỉm cười ngắm nhìn em trai,
mới ngày nào nó còn bé tí tẹo đỏ
hỏn trong vòng tay nâng niu như
sợ vỡ đồ của mẹ trong ánh mắt
đầy hy vọng của bố giờ đã sắp
vào lớp 1 rồi. Trinh nhớ ngày
Trinh hát bài “Có con chim vành
khuyên nhỏ” bên cái cũi của đứa
em, mỗi lần nghe đến đoạn “Chim
gặp anh chích chòe! Chào anh”
đứa em trai lúc nào cũng toe toét
cười mặc dù chẳng hiểu gì khiến
Trinh thích thú hát đi hát lại câu
đấy để chọc cười. Rồi chẳng biết
từ bao giờ Trinh gọi em trai mình
là Chích Chờe mặc dù bố đã đặt
cho nó cái tên Mạnh Dũng, bố
muốn đứa con trai duy nhất của
mình mạnh mẽ, dũng cảm để sau
này có thể gánh vác cả gia đình.
Nhìn nét chữ nguệch ngọac của
chích chòe trên bờ cát nơi mà bố
đã dẫn Trinh ra ngày Trinh bé tí
bảo Trinh rằng “Mặt trời của biển
chính là chiếc đèn bàn vĩ đại
nhất, bờ cát này là cái bảng viết
đẹp nhất và những cơn sóng
biển chính là thứ tận tụy hơn một
người thầy khi luôn cặm cụi lau
bảng cho những người hiếu học”
Trinh thấy có một niềm vui nhỏ
bé cứ dâng lên trong lòng như
những cơn sóng biển.
Chích chòe đã kết thúc phần viết
bảng chữ cái tự bao giờ, nó cất
giọng trong trẻo gọi Trinh
- Chị ơi! Hôm nay em chỉ bị không
kịp mất 2 chữ thôi! Mai em không
để cho biển xóa kịp đâu.
Trinh tiến lại gần đứa em trai bé
bỏng xoa mái tóc khô như rễ tre
của nó động viên;
- Chích chòe hôm nay giỏi lắm!
mai chị sẽ dậy chích chòe viết
các chữ số nhé!
Tiếng chích chòe hớn hở đáp lại:
- Vâng chị nhớ đấy! Chị sai lời em
mach mẹ đánh chị đấy!
Trinh gật đầu nhìn em không đáp
lời rồi hướng ra bãi đá cất giọng
gọi
- Ngọc ơi! Ngọc ơi! Về thôi em! Về
còn ôn bài nào! Hôm nay đủ rồi!
Có tiếng đáp “vâng” vọng lại từ
bãi đá rồi một bóng con gái tóc
cắt ngắn đến mang tai, bước
chân thoăn thoắt khỏe khoắn trái
ngược hẳn với cái dáng người
mảnh mai của nó chạy về phía
Trinh.
- Hôm nay em đựoc nhiều phết
chị ah! Thằng Cường nó nhường
cho em một ít đấy!
Trinh với lấy chiếc rá nhỏ của em
đổ những con mỏ quạ đầy bùn
đất vào rổ của mình rồi cắp lên
ngang lưng:
- Thôi đi về thôi! Về tắm rửa còn
ôn bài! Không mấy hôm nữa bố
đi biển về đứa nào lười học bố lại
phạt đứng góc nhà đấy!
Tiếng “Dạ” chỉ còn vang lại chỗ
Trinh đứng vì hai đứa đã vừa
chạy vừa trêu nhau trên con
đường về nhà để lại những vết
chân bé xíu trên cát. Trinh bước
theo sau nhìn hai đứa em cười
hạnh phúc, chợt nhớ lại lời bố
“Bố sẽ cố gắng để 3 đứa được
học đến nơi đến chốn, Con là chị
phải đôn đốc các em không được
quên việc học! 3 Đứa chúng mày
phải thoát khỏi cái làng chài này
để trở thành kỹ sư, bác sĩ chứ
không lênh đên trên biển được”
Trinh liền rảo bước nhanh hơn để
về kèm Ngọc năm nay vào lớp
sáu, để quản thằng em tinh
nghịch lúc nào cũng sẵn sàng tót
ra biển chơi với lũ nhóc trong
xóm. Dường như cái khao khát
thoát khỏi làng chài và trách
nhiệm của một người chị cả
trong nhà đã khiến Trinh già dặn
hơn so với cái tuổi 14 của
mình…..